Ai đã từng một lần đến với xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hẳn sẽ không thể quên được hình ảnh nhộn nhịp của những lò luyện gang, thép đỏ lửa suốt ngày đêm và vẻ sầm uất của một làng nghề nơi vùng đất cảng.
Nghề đúc gang xuất hiện ở Mỹ Đồng cách đây hơn nửa thế kỉ. Người đầu tiên khởi xướng cái nghề này ở Mỹ Đồng là ông Nguyễn Văn Cáu. Trước đó, ông Cáu theo học nghề hàn lưỡi cày và làm khuôn đúc gang ở Thanh Hóa. Sau khi thành nghề, ông về quê mở lò đúc gang. Và từ đó, nghề đúc gang phát triển thành một nghề truyền thống của xã.
Chuyện kể rằng, vào năm 1938, một chiếc tàu cuốc của Pháp bị gãy bộ phận thăng bằng nặng 1 tấn, chủ tàu đi đặt hàng khắp nơi nhưng không nơi nào dám nhận. Lúc đó, ông Cáu đánh liều nhận và chỉ huy một đội thợ sửa thành công. Sau sự kiện này, Mỹ Đồng gây được tiếng vang lớn, nhờ đó nghề đúc gang cũng phát triển mạnh dần lên.
Chuyện kể rằng, vào năm 1938, một chiếc tàu cuốc của Pháp bị gãy bộ phận thăng bằng nặng 1 tấn, chủ tàu đi đặt hàng khắp nơi nhưng không nơi nào dám nhận. Lúc đó, ông Cáu đánh liều nhận và chỉ huy một đội thợ sửa thành công. Sau sự kiện này, Mỹ Đồng gây được tiếng vang lớn, nhờ đó nghề đúc gang cũng phát triển mạnh dần lên.
Rót gang nung chảy vào khuôn đúc. Các lò đúc luôn đỏ lửa suốt ngày đêm. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất. |
Ông Nguyễn Đăng Tâm, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đồng cho biết, vào những năm 80 của thế kỉ XX, do hình thức đúc thủ công, mẫu mã hạn chế, thô sơ nên sản phẩm của Mỹ Đồng không thể cạnh tranh với các loại sản phẩm làm bằng công nghệ tiên tiến, nên làng nghề mai một dần. Năm 1992, để phục hồi lại nghề đúc truyền thống nhằm làm kế sinh nhai cho dân trong vùng, xã đã kêu gọi các thợ giỏi truyền nghề lại cho dân làng, nhờ đó nghề đúc Mỹ Đồng đã dần hồi sinh.
Hiện nay, toàn xã có hơn 100 hộ làm nghề đúc gang, thép. Mỗi năm đúc hơn 30.000 tấn gang, thép; doanh thu hơn 600 tỉ đồng/năm (chiếm 90% doanh thu toàn xã), tạo việc làm cho hơn 1000 lao động địa phương và hơn 2000 lao động ở các vùng lân cận với thu nhập trung bình từ 5 – 10 triệu đồng/người/tháng. Xã cũng đã quy hoạch được một khu vực làng nghề tập trung tại trung tâm xã Mỹ Đồng với diện tích hơn 5 ha. Tại đây hiện có 22 doanh nghiệp đăng kí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, toàn xã có hơn 100 hộ làm nghề đúc gang, thép. Mỗi năm đúc hơn 30.000 tấn gang, thép; doanh thu hơn 600 tỉ đồng/năm (chiếm 90% doanh thu toàn xã), tạo việc làm cho hơn 1000 lao động địa phương và hơn 2000 lao động ở các vùng lân cận với thu nhập trung bình từ 5 – 10 triệu đồng/người/tháng. Xã cũng đã quy hoạch được một khu vực làng nghề tập trung tại trung tâm xã Mỹ Đồng với diện tích hơn 5 ha. Tại đây hiện có 22 doanh nghiệp đăng kí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Đổ khuôn sản phẩm. |
Xưởng đúc chảo gang Hoàng Long ở làng Mỹ Đồng. |
Sản phẩm chân vịt tàu thủy của làng nghề Mỹ Đồng. |
Sản phẩm chảo gang nổi tiếng của làng nghề Mỹ Đồng. |
Sản phẩm đầu máy bơm nước của làng nghề Mỹ Đồng. |
Sản phẩm của Mỹ Đồng khá đa dạng như chân vịt tàu thủy, khung xe máy, nắp hố ga, máy bơm nước, đồ gia dụng… Các sản phẩm của Mỹ Đồng không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang Châu Âu, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ở Mỹ Đồng, nghề đúc gang, thép không chỉ tồn tại dưới hình thức cha truyền con nối mà nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn phát triển thành công ty, doanh nghiệp, mỗi năm cho doanh thu hàng chục tỉ đồng. Điển hình như doanh nghiệp Văn Đóa, Thành Phương, Phương Nghĩa…
Từ một địa phương nghèo, nghề đúc đã đem đến sức sống mới cho vùng quê Mỹ Đồng. Hiện nay, Mỹ Đồng đang là điểm sáng về phát triển kinh tế làng nghề của Hải Phòng. Về lâu dài, để đáp ứng điều kiện sản xuất lớn và đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, chính quyền xã Mỹ Đồng đang nghiên cứu quy hoạch mở rộng làng nghề theo hướng tập trung, động viên các hộ gia đình còn hoạt động nhỏ lẻ ở trong các thôn vào sản xuất tập trung tại khu vực làng nghề
Ở Mỹ Đồng, nghề đúc gang, thép không chỉ tồn tại dưới hình thức cha truyền con nối mà nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn phát triển thành công ty, doanh nghiệp, mỗi năm cho doanh thu hàng chục tỉ đồng. Điển hình như doanh nghiệp Văn Đóa, Thành Phương, Phương Nghĩa…
Từ một địa phương nghèo, nghề đúc đã đem đến sức sống mới cho vùng quê Mỹ Đồng. Hiện nay, Mỹ Đồng đang là điểm sáng về phát triển kinh tế làng nghề của Hải Phòng. Về lâu dài, để đáp ứng điều kiện sản xuất lớn và đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, chính quyền xã Mỹ Đồng đang nghiên cứu quy hoạch mở rộng làng nghề theo hướng tập trung, động viên các hộ gia đình còn hoạt động nhỏ lẻ ở trong các thôn vào sản xuất tập trung tại khu vực làng nghề